Đắk Som, dân “khát” nước sạch

Quốc phòng - An ninh - Ngày đăng : 10:07, 02/06/2010

Mặc dù mùa mưa đã đến, nhưng nhiều hộ dân ở xã Đắk Som (Đắk Glong) vẫn phải “rồng rắn”ra hồ đập, ao lấy nước về dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Trong khi cả xã có gần chục công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (SHTT) được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh...

Mặcdù mùa mưa đã đến, nhưng nhiều hộ dân ở xã Đắk Som (Đắk Glong) vẫn phải “rồngrắn”ra hồ đập, ao lấy nước về dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Trong khi cả xã có gần chục công trình cấpnước sinh hoạt tập trung (SHTT) được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, nhưngchính những người dân ở khu vực này lại đang “khát” nước sạch.

Nước ao… “ba trong một”

Giữa trưa, những ngày cuối tháng 5, trờinóng hừng hực, H’Huệ bước thấp bước cao, em phải đi lệch cả một bên người đểxách can nước 5 lít từ hồ lên đường lớn. Nhìn H’Huệ “đánh vật” với can nướcnặng bằng nửa trọng lượng cơ thể em, cũng đủ biết câu chuyện nước sinh hoạt ởđây mệt như thế nào… H’Huệ kể, một ngày, em phải ra ngoài hồ xách nước từ bađến bốn lần... Trên đường ra hồ, chúng tôi gặp không chỉ một, mà còn có nhiềungười dân ở bon B’nơr cũng ra đây lấy nước. Theo như chị H’Riêu, mỗi lần ra hồ,chị mang đến chục cái chai lớn nhỏ, đem bỏ vào gùi thì được nhiều hơn là xách.H’Riêu tâm sự: “Giếng không đào được, còn công trình cấp nước bị hư, nên khôngchỉ gia đình tôi mà gần như cả bon phải ra hồ lấy nước. Chẳng biết nước sạch,bẩn thế nào, nhưng còn có cái dùng là may rồi. Nhà mình ở gần hồ còn đỡ, chứ aimà ở xa thì rất khổ vì cái khoản nước nôi này”.

Đi một vòng quanh bon B’nơr, chúng tôimới thấm thía câu nói của chị H’Riêu, đó là “…khổ vì cái khoản nước nôi này”.Thực tế, xuống khu vực hồ (theo người dân ở đây gọi làm nơi lấy nước), nhưng nórộng chưa tới 1.000 m2mặt nước. Sát bên hồ, bàcon đào cái giếng nhỏ, làm nhiệm vụ thấm nước từ hồ ngấm vào đang có gần chụcngười tụm lại múc nước đổ vào can, hay vỏ chai. Ngồi trên mấy cây gỗ bám sátmặt nước, người thì tắm, người giặt đồ và cứ thế họ để nước chảy quay lại cáigiếng nhỏ vì không có bờ bao. Cũng trong khu vực hồ này, có cả chục con bòngang nhiên tắm, đi lại và xả những thứ không cần thiết xuống. Chứng kiến việcdùng nước của bà con, chúng tôi nghĩ, khi khu vực hồ vắng người thì những chúbò kia cũng không ngần ngại ghé lại giếng dùng nước “sạch”. Còn chuyện nướcgiếng, nước hồ bị nhiễm bẩn từ chất thải của chính bà con và động vật xả racũng sẽ không tránh khỏi.


Người dân bon B’nơr, xã Đắk Som (Đắk Glong) gùi nước hồ về sinh hoạt

Cần sớm đầu tư sửa chữacác công trình

Qua tìm hiểu, ở những nơi thiếu nước sạchtrong xã Đắk Som lại là nơi được đầu tư công trình cấp nước SHTT. Cả xã có 8công trình cấp nước SHTT, nhưng đến 6 cái là ngừng hoạt động. Hiện tại, toàn xãcó 1.022 hộ dân với hơn 5.100 nhân khẩu, trong khi đó chỉ có 2 công trình cấpnước SHTT hoạt động ổn định, đủ cung cấp cho khoảng 150 hộ gia đình. Và, ngoàinhững hộ đào, khoan được giếng dùng ổn định thì trong xã còn có không ít giađình vẫn phải đi xin nước ăn từng bữa, rồi sử dụng nguồn nước không hợp vệsinh. Như trường hợp ở thôn 1 và thôn 2, từ khi công trình cấp nước SHTT ở đâybị hư, nhiều hộ cũng đã đầu tư khoan, đào giếng, nhưng cứ đến mùa khô là cạn,còn mùa mưa nước đục, vàng không dùng được.

Ông K’Tang, Chủ tịch UBND xã Đắk Som chobiết: “Nguyên nhân dẫn đến việc các công trình cấp nước SHTT bị ngưng hoạt độngngoài một phần lỗi kỹ thuật thì phần lớn là do ý thức sử dụng của người dân cònnhiều hạn chế. Thực tế, ngay khi đưa các công trình vào sử dụng, do không cóban tự quản, nên nhiều hư hỏng nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng không đượcsửa chữa kịp thời, rồi đến việc người dân bỏ bê cả công trình lớn bị phơi mưanắng”. Được biết, để sớm giải quyết tình trạng khan hiếm nước ở địa phương,trước mắt, xã đã tiến hành kiểm tra, thống kê mức độ hư hỏng từ các công trìnhcấp nước SHTT và kiến nghị lên cấp trên giải quyết kịp thời sớm đưa công trìnhvào sử dụng. Cũng theo ông K’Tang, hầu hết các công trình cấp nước SHTT bị hưđều ở mức độ lớn, nên xã không thể tự đầu tư sửa chữa được. Xã cũng đã làm kiếnnghị lên huyện và đang xác định lại mức độ hư hỏng để sớm lên phương án sửachữa cho người dân. Theo kế hoạch, ngay sau khi các công trình cấp nước SHTTđược khắc phục thì xã sẽ thành lập tổ quản lý sử dụng nước, nhằm hạn chế tối đanhững thiệt hại như thời gian qua.

Bài, ảnh: CôngTính