Cộng đồng trách nhiệm phòng, chống trộm cắp cà phê

Quốc phòng - An ninh - Ngày đăng : 08:32, 07/10/2011

Theo nhiều người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh thì việc mất trộm cà phê đã trở thành vấn nạn từ nhiều năm nay và khiến cho nông dân luôn cảm thấy bất an mỗi khi bước vào mùa thu hoạch...

Theo nhiều người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh thìviệc mất trộm cà phê đã trở thành vấn nạn từ nhiều năm nay và khiến cho nôngdân luôn cảm thấy bất an mỗi khi bước vào mùa thu hoạch. Thủ đoạn của kẻ gianlà thường lợi dụng đêm tối hoặc những lúc vắng người và dựa vào vườn cây rậmrạp để đột nhập, rồi hái trộm cà phê. Có những trường hợp còn táo tợn trà trộnvào những người làm thuê để trộm cắp cà phê một cách ngang nhiên. Đặc biệt, kẻgian còn chặt những cành cà phê có nhiều quả để hái cho nhanh. Vì vậy, phần lớnnhững diện tích cà phê từng bị trộm “tấn công” đều trở nên kém phát triển vàphải chăm sóc tốt trong một thời gian dài mới có thể hồi phục được.



Nông dân thu hoạch cà phê

Qua tìm hiểu được biết, tình trạng mất trộm cà phêdiễn ra khá phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng cho đến nay, việc ngăn chặn, xửlý cho có hiệu quả thật sự vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói. Thậm chí, có nhữngđịa phương còn thờ ơ, để cho người dân tự xoay xở với công tác quản lý, bảo vệcà phê mà không hề triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh. Về vấn đề này, ôngVũ Quang Minh, trú tại thị xã Gia Nghĩa phản ánh: “Gia đình tôi canh tác cà phêtừ nhiều năm nay, nhưng chưa khi nào nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của lực lượngchức năng về công tác bảo vệ, nên thường xuyên xảy ra mất trộm. Thậm chí, mỗilần xảy ra mất trộm cà phê, gia đình tôi đều trình báo với chính quyền, nhưngcơ quan chức năng vẫn không có cách gì giải quyết hoặc chỉ nắm tình hình mộtcách qua loa, hời hợt. Chúng tôi đều biết, tài sản của mình thì trước hết phảitự bảo vệ, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền, cơ quan chức năng thìcông tác bảo vệ cũng rất khó mang lại hiệu quả cao”.

Bên cạnh đó, việc xử lý chưa nghiêm những đối tượngtrộm cắp cà phê cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trộm cà phê của dângia tăng trong thời gian qua. Chẳng hạn, năm 2010, lực lượng chức năng xã NghĩaThắng (Đắk R’lấp) đã phát hiện và bắt giữ được 7 đối tượng có hành vi trộm cắpcà phê của người dân; trong đó có những đối tượng trộm cắp với số lượng khálớn. Tuy nhiên, tất cả các đối tượng đều chỉ bị xử phạt hành chính hoặc tổ chứchòa giải với người bị mất trộm mà không có trường hợp nào phải chịu hình thứcxử lý ở mức cao hơn như bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về vấn đề này, ôngNguyễn Mạnh Thắng, trú tại xã Nghĩa Thắng nói: “Việc cơ quan chức năng thườngxử lý “nhẹ tay” đối với những kẻ trộm cắp cà phê không những không tạo ra đượctính răn đe mà còn thể hiện sự xem nhẹ công tác bảo vệ tài sản, mùa màng củadân”.

Nói về giải pháp bảo vệ cà phê, ông Nguyễn Văn Bằng,Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT cho rằng điều quan trọng nhất là chúng tacần phải cộng đồng trách nhiệm trong phòng, chống nạn trộm cắp cà phê, bảo vệmùa màng, tài sản của nhân dân. Chính quyền, lực lượng công an và người dân địaphương nên có sự phối hợp tốt trong việc tổ chức tuần tra, kiểm soát, hìnhthành các tổ an ninh nhân dân tự quản lý, bảo vệ vườn cây trong mùa thu hoạchcà phê. Bên cạnh đó, các địa phương cũng phải tuyên truyền, vận động các đại lýkhông nên thu mua cà phê còn xanh, không rõ nguồn gốc cũng như kêu gọi ngườidân nêu cao ý thức cảnh giác, đấu tranh phòng, chống đối tượng trộm cắp. Mặtkhác, cùng với việc quản lý các đối tượng có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp,gây rối, các địa phương cũng nên kiểm soát chặt chẽ nhân hộ khẩu tại địa bàn,nhất là những lao động hái cà phê thuê… Khi phát hiện, bắt giữ được những đốitượng trộm cắp cà phê thì cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm; trường hợp cấuthành tội phạm hình sự thì phải khởi tố, truy tố trước pháp luật.

Bài, ảnh:Ngàn Sâu