Nam Dong: Người Tày, Nùng giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Văn hóa - Ngày đăng : 10:46, 20/09/2010

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn xã Nam Dong có 411 hộ gia đình là người dân tộc Tày, 688 hộ người dân tộc Nùng, sinh sống tập trung ở các thôn 4,5,7,8,10,15 và thôn Trung Tâm...

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn xãNam Dong có 411 hộ gia đình là người dân tộc Tày, 688 hộ người dân tộc Nùng,sinh sống tập trung ở các thôn 4,5,7,8,10,15 và thôn Trung Tâm. Trong suốt gần20 năm qua, một trong những hành trang của người dân tộc Tày, Nùng mang theovào vùng đất mới Tây Nguyên đến tận bây giờ là những hoạt động văn hóa truyềnthống tồn tại song hành với cuộc sống mỗi gia đình và cộng đồng. Đó là các điệumúa cổ truyền của người dân tộc Tày, Nùng như múa ô, múa sạp, múa nón và đặcbiệt là giai điệu đàn tính hát then… được duy trì, phát huy và thường xuyênhoạt động phục vụ nhu cầu thưởng thức văn nghệ của người dân ở các địa phươngnhân kỷ niệm các dịp lễ, tết, hội nghị, hội diễn văn nghệ... Nét văn hóa, vănnghệ của người Tày, Nùng ở xã Nam Dong được biết đến bởi sự kết tinh sâu sắcgiữa hiện đại và cổ điển, giữa thế hệ cha ông với những thế hệ trẻ để truyềnthụ, dạy hát, đánh đàn tạo nên nền văn hóa, văn nghệ phong phú, đa sắc màu ởvùng quê yên bình nơi đây. Hiện nay, xã đã thành lập được Câu lạc bộ đàn Tính“Bằng lăng tím” với trên 20 nghệ nhân. Người tiên phong trong phong trào giữgìn nét văn hóa của người Tày, Nùng ở xã Nam Dong là ông Nông Thanh Hưu ở thônTrung Tâm. Ông là người lưu giữ hàng trăm cây đàn tính, là người sáng lập raCâu lạc bộ đàn Tính hát then ở xã Đắk Rông và Nam Dong; đồng thời cũng là ngườisáng tác ra nhiều bài hát then ca ngợi Đảng, con người trên quê hương Đắk Nông,Chư Jút. Ông cho biết, người Tày, Nùng có nhiều nét văn hóa tương đồng nhau nhưcác điệu múa, hát Then, đàn Tính. Ngoài những nghệ nhân ở trong các Câu lạc bộđàn Tính hát Then, hiện nay bà con người Tày, Nùng ở địa phương còn rất nhiềungười biết hát, múa các làn điệu dân ca, dân vũ và các hoạt động văn hóa truyềnthống của dân tộc mình; vì văn hóa truyền thống là một món ăn tinh thần khôngthể thiếu trong mỗi gia đình người Tày, Nùng.


Một buổi họp chợ của người Nùng. Ảnh:q.s

Theo ông Trần Đăng Cần- Phó Chủ tịch UBND xã NamDong thì trong những năm qua, người dân tộc Tày, Nùng sinh sống ở trên địa bànluôn chấp hành đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtNhà nước và các hoạt động ở địa phương; tích cực thay đổi lối nghĩ, cách làmlạc hậu để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Nhờvậy, những năm gần đây, không những cuộc sống vật chất được nâng lên mà đờisống tinh thần của họ ngày càng được nâng lên, nhất là việc lưu giữ và phát huyđược nét truyền thống văn hóa, văn nghệ của mình. Người dân tộc Tày, Nùng ở địaphương luôn chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dântộc.

Có thể khẳng định rằng, nét đẹp văn hóa,văn nghệ của người Tày, Nùng ở xã Nam Dong đã tô điểm thêm vào “bức tranh” vănhóa đa sắc màu ở Chư Jút . Hy vọng, với sự quan tâm của các cấp, các ngành vàthông qua các nghệ nhân, bản sắc văn hóa truyền thống trong mỗi dân tộc ở trênđịa bàn huyện sẽ luôn được lưu giữ và phát huy.

Văn Trọng