Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
Văn hóa - Ngày đăng : 09:21, 24/09/2010
Ngôi nhà chung 54dân tộc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam
Tối 19-9, lễ khai trương Làng văn hóa cácdân tộc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namđã chính thức diễn ra tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Tới dự có Tổng Bí thư NôngĐức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo nhiều ban ngành vàđông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số khắp mọi miền đất nước.
Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam cótổng diện tích xây dựng 1.544 ha, trong đó có 606 ha mặt đất và 939ha mặt nước,gồm 12 dự án thành phần. Sau khi khởi công và triển khai xây dựng từ năm 1997,với nhiều lần bổ sung, hoàn thiện quy hoạch dự án, thiết kế, nghiên cứu và khảosát văn hóa các vùng, miền để áp dụng vào dự án. Theo kế hoạch đã được Thủtướng phê duyệt, đến 2015, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành. Sau khi hoàn thành,Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là trung tâm hoạt động văn hóamang tính quốc gia, một bảo tàng ngoài trời sống động, tái hiện, giữ gìn vàphát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Lễ rước Tổnghề làng Sơn Đồng, Quốc Oai, Hà Nội trong ngày khai trương Làng văn hóa - dulịch các dân tộc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam |
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhấn mạnh: Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54dân tộc anh em Việt Nam đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, chung một khátvọng độc lập, tự do, mưu cầu hạnh phúc, đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ,hy sinh, cống hiến to lớn về sức người, sức của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệvà xây dựng Tổ quốc. Trong suốt chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùngvẻ vang ấy, các thế hệ cộng đồng 54 dân tộc anh em đã không ngừng xây dựng, bồiđắp, hun đúc nền văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng,hội tụ, hòa quyện và tỏa sáng những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các dân tộctrong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóathế giới. Những thành tựu này đã góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Namkhông chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc thốngnhất đất nước, một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công, có khả năngchinh phục những đỉnh cao của khoa học, nghệ thuật mà còn là một Việt Nam cónền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều công trình văn hóa vậtthể, phi vật thể, di sản thiên nhiên và văn hóa nổi tiếng được cả thế giới biếtđến và công nhận.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ Làng vănhóa - du lịch các dân tộc Việt Nam là một công trình rất có ý nghĩa, hình thànhmột trung tâm hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch tầm quốc gia, nơitập trung tái hiện, giữ gìn, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyềnthống và đặc sắc nhất của 54 dân tộc anh em, xứng đáng là địa chỉ tin cậy đểbảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập vàphát triển của đất nước.
Rượu cần - ẩmthực đặc sắc không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào dân tộc ở TâyNguyên. Ảnh:Tưliệu |
Bản sắc Tây Nguyên trongNgôi nhà chung
Để chuẩn bị cho ngày mở cổng làng, bà conđồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã về với làng văn hóa trước đó nhiều ngày, háohức chuẩn bị dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón khách. Rất nhiều vật dụng như giỏđựng bắp, ống để gùi nước, thậm chí từng chiếc cung, nỏ, ống nứa để làm cơmlam, những vò rượu cần… đã được bà con kỳ công vượt hàng ngàn cây số để bàybiện trong ngôi nhà của dân tộc mình.
Tiếp đãi bạn bè trong ngôi nhà dài truyềnthống của người Ê đê ngay tại thủ đô, già làng Y Tuch Niê Kđăm, buôn Kô Siêr,TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk không giấu niềm vui đang ngập tràn trên khóe mắt. Ôngnói: “Những ngôi nhà dài như thế này của người Ê đê giờ không còn nhiều, Đảngvà Nhà nước cho dựng ngôi nhà trong khu các làng dân tộc khiến người Ê đê thấyvui và tự hào nhiều lắm”. Cùng chung niềm vui ấy, tại ngôi nhà người dân tộcBana, bà Nguyễn Thị Lành, Trung tâm Văn hóa, điện ảnh, du lịch - Sở VH-TT-DLGia Lai cùng bà con dân tộc Bana cũng đã có cả một tuần bày biện đồ đạc, tạokhông khí sinh hoạt theo lối truyền thống của đồng bào trong Tây Nguyên, trongđó có cả việc nướng gà để cúng và tổ chức lễ đâm trâu trước nhà rông. Vẫn duytrì nét văn hóa truyền thống, ngay khi nhận nhà, các nghệ nhân dân tộc GiẻTriêng đến từ làng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vài ngàytrước đã thực hiện nghi lễ về nhà mới trong làng văn hóa. Tại khu nhà của dântộc Giẻ Triêng, các cô gái trẻ trong trang phục truyền thống say sưa dệt thổcẩm, các nghệ nhân cao tuổi cùng các chàng trai trẻ say sưa cuốn mình theonhững nhịp chiêng.
Là một trong những người khách đầu tiênđến với làng văn hóa ngay trong ngày đầu tiên làng mở cổng, ông Hà Văn Khôi,Việt kiều <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Moroccovô cùng xúc động. Mặc cho cái nắng có phần hơi đậm lửa của Hà Nội trong nhữngngày đầu thu khiến nhiều bạn trẻ phải trốn mình trong những căn nhà lợp mái lámát rượi chia sẻ từng ché rượu cần với đồng bào Tây Nguyên trong lễ mừng nhàmới, ông Khôi đã leo lên chín bậc thang rất cao để bước lên ngôi nhà rông củangười Bana, rồi cùng giã hết một cối gạo trắng với đồng bào Ê đê. Cũng như baoViệt kiều khác sau nhiều năm xa quê, với ông, được đến với làng văn hóa, đắmmình trong không gian đậm chất truyền thống của đồng bào các dân tộc anh em làmón quà vô giá.
Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namtrong tương lai được kỳ vọng trở thành nơi hội tụ, giới thiệu bản sắc các dântộc anh em, giao lưu văn hóa, nghệ thuật và thúc đẩy du lịch. Hy vọng rằngtrong thời gian sắp tới, cùng với sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, hạ tầng,dịch vụ, khi chính thức đi vào hoạt động, người dân đến với làng sẽ nhận thứcsâu sắc hơn về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Theo SGGP