Đề án “Bảo tồn, phát huy lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ, giai đoạn 2010 -2015”: Cơ hội để ngành Văn hóa phát huy những kết quả đã đạt được

Văn hóa - Ngày đăng : 09:42, 29/10/2010

Sau khi HĐND tỉnh thông qua Đề án “Tiếp tục thực hiện bảo tồn, phát huy lễ hội- hoa văn – cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ tỉnh, giai đoạn 2010-2015”, ngành Văn hóa đã bắt tay vào thực hiện những công việc của mình...

Sau khiHĐND tỉnh thông qua Đề án “Tiếp tục thực hiện bảo tồn, phát huy lễ hội- hoa văn– cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ tỉnh, giai đoạn 2010-2015”, ngànhVăn hóa đã bắt tay vào thực hiện những công việc của mình. Phóng viên Báo ĐắkNông đã có cuộc trao đổi với ông Tô Đình Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch xung quanh công tác triển khai và thực hiện đề án.

- Phóng viên:Xin ông cho biết, sựcần thiết của việc tiếp tục thực hiện đề án.

- Ông Tô Đình Tuấn: Mặc dù tỉnh ta cònnghèo, song lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm đến công tác bảo tồn văn hóa dân gian.Trong giai đoạn 2006-2010, bằng nguồn kinh phí được tỉnh cấp, gần 5 tỷ đồng,ngành đã bảo tồn, khôi phụcđược trên 30lễ hội lớn nhỏ của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, chủ yếu là đồng bàoM’nông; trang bị hàng trăm bộ chiêng cho các bon, buôn và dạy đánh chiêng chohàng nghìn thanh niên dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, việc bảo tồn các nghềtruyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, làm rượu cần cũng được chú trọng. Thôngqua đó, giúp bà con nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóadân gian của dân tộc mình. Theo định kỳ, ngành còn thường xuyên tổ chức các hộithi, lễ hội để đánh giá, nhìn nhận lại công tác bảo tồn của từng địa phương.Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn, nên nhiều việc vẫn còn thực hiện dở dangnhư: công tác bảo tồn chỉ mới tập trung thực hiện được một vài bon, buôn ở mỗi địaphương, năng lực diễn tấu cồng chiêng của nghệ nhân chưa cao, đối tượng cònhẹp, phương pháp truyền dạy cồng chiêng chưa khoa học… Bên cạnh đó, cuộc sốnghiện đại ngày càng khiến cho bà con ngày càng xa dần những giá trị văn hóa củacha ông, nếu không liên tục bảo tồn sẽ có nguy cơ mai một. Mặt khác, một số cấpủy, chính quyền địa phương cũng chưa thật sự chú trọng vào công tác này, thậmchí còn xem đó là công việc của ngành văn hóa. Chính vì vậy, đề án mới là cơhội để ngành Văn hóa phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạnchế.


Nghi lễ “Cúng lúa mới”của đồng bào Ê đê ở Buôn Buôr, xã Tâm Thắng (Chư Jút). Ảnh: Quang Quảng

- Phóng viên:Theo tinh thần củađề án mới thì đối tượng và phạm vi được mở rộng, vậy ngành đã có giải pháp nàođể việc triển khai đạt được hiệu quả cao?

- Ông Tô Đình Tuấn: Những năm trước, thực sựngành chỉ tập trung vào việc bảo tồn văn hóa dân gian của đồng bào M’nông làchính, trong khi tỉnh ta còn 2 dân tộc bản địa khác cũng có giá trị văn hóa dângian tương tự và cũng rất cần bảo tồn. Vì vậy, trước mắt chúng tôi sẽ trang bịcồng chiêng cho những bon, buôn chưa có cồng, chiêng. Trong năm 2010, ngànhđược tỉnh phân bổ 700 triệu đồng, từ nay đến hết năm sẽ dành 300 triệu để trangbị cồng chiêng và 400 triệu để tổ chức dạy đánh cồng chiêng cho những bon từtrước tới nay chưa được chú trọng bảo tồn. Trong phương pháp dạy thì chủ yếuvẫn dựa vào các nghệ nhân hiện có ở các bon, buôn, nhưng sẽ chú trọng truyềndạy tại môi trường sống của bà con, và có sự cách tân. Cụ thể là khi nghệ nhântruyền dạy, cán bộ ngành sẽ ghi hình, ghi âm lại để các học viên, nghệ nhân trẻxem lại, từ đó uốn nắn từng động tác sao cho chuẩn nhất, thể hiện được tình cảmcủa mình vào từng bài chiêng, từng nhịp chiêng.Đối với những bon, buôn đã có đội chiêng, câu lạc bộ thì chú trọng vàoviệc nâng cao trình độ diễn tấu. Chúng tôi cũng đặt ra chỉ tiêu mỗi đội chiêngphải diễn tấu thành thục ít nhất 5 bài chiêng truyền thống của dân tộc mình.Ngoài chiêng thì ngành cũng sẽ chú trọng vào việc truyền dạy các loại nhạc cụkhác và hoa văn, qua việc khôi phục một số ngành nghề truyền thống và các lễhội mang tính cộng đồng.

Chế tác nhạc cụ dân tộc tại Ngày hội sum họp cộng đồng. Ảnh: V.T

- Phóng viên: Để thực hiện hết nhữngmục tiêu mà đề án đặt ra, ngành có gặp khó khăn gì không?

- Ông Tô Đình Tuấn: Khó khăn thì có nhiều,nhất là đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở còn thiếu. Vì thế, chúng tôi cũngmong các địa phương quan tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền, cùng cộngđồng trách nhiệm với ngành văn hóa trong việc bảo tồn và phát huy những giá trịvăn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Công tác này phải gắn với việcthực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới”, góp phầnthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra.

- Phóng viên:Xin cảm ơn ông!

T.B(Thực hiện)