OT N’rông, niềm tự hào của dân tộc M’nông

Văn hóa - Ngày đăng : 08:15, 12/11/2010

Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng là vùng đất giàu vốn văn hóa vật thể và phi vật thể; trong đó nổi bật nhất là sử thi, thường gọi là trường ca, anh hùng ca. đây là thể loại tự sự dân gian truyền khẩu được lưu giữ trong trí nhớ của người dân...

Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nóiriêng là vùng đất giàu vốn văn hóa vật thể và phi vật thể; trong đó nổi bậtnhất là sử thi, thường gọi là trường ca, anh hùng ca. đây là thể loại tự sự dângian truyền khẩu được lưu giữ trong trí nhớ của người dân, thường được sử dụngtrong nhà vào buổi tối; hát trên rẫy khi mọi người cùng tuốt lúa và diễn xướngtrong sinh hoạt cộng đồng. Vì vậy, người M’nông gọi sử thi là Ot N’rông tức làhát kể.

Vào năm 1977, Trung tâm Khoa học Xã hộinhân văn (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp với các tỉnh TâyNguyên xây dựng dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản biên dịch và xuất bản khotàng sử thi Tây Nguyên”, được Chính phủ phê duyệt cho thực hiện trong giai đoạn2001-2007. Kết quả của dự án trên đã sưu tầm được hàng trăm tác phẩm và lầnlượt xuất bản 75 tác phẩm gồm: Khan của người Êđê; Ot N’rông của người M’nông;Akhat Jukar của Raglai; Hơ Mon của Xơ Đăng, Ba Na.

Với Ot N’rông M’nông đã sưu tầm được 60tác phẩm và xuất bản được 30 tác phẩm như: Lấy ché con ó của Tiăng, Tiăng cướpDjăn Dje,giành lại bụi tre lồ ô, Tiănglấy lại ché Rlung chim phượng, Cướp Bung con Klet, Cướp chăng Liêng của Jriêng,Tiăng lấy gươm tự chém… song ngữ M’nông – Việt, độ dày khoảng 1.000 trang, khổgiấy 16x24cm.

Mỗi tác phẩm có nội dung cốt truyệnriêng, nhưng nhìn chung đều phản ánh xã hội cổ xưa của người M’nông về phongtục tập quán, sự giao lưu giữa người M’nông với các dân tộc, nhóm địa phươngkhác nhau. Họ là những cư dân nông nghiệp làm rẫy giỏi, trồng lúa, trồng ngô,làm các công cụ bắt cá, hái rau rừng và nhiều nghề thủ công thêu dệt, nhuộm hoavăn, đan lát. Đồ trang sức họ thường dùng là vòng tẽ, vòng bạc, vòng nhẫn,những kỷ vật có giá trị. Các tác phẩm sử thi cũng ca ngợi những vùng cư dângiàu có, nhà nào cũng có ngựa, trâu đầy đồng, chiêng ché đầy nhà; ca ngợi tínhanh hùng tài trí của người tù trưởng có sức mạnh hơn người, chinh phục và mởrộng ranh giới của bon hoặc bảo vệ bon khỏi sự thôn tính, sát nhập của các bonkhác. Đời sống con người gắn với thần linh, mọi khó khăn đều nhờ đến thần linhgiúp sức. Nội dung sử thi cũng thường đề cập xung quanh việc tranh giành tàisản, người đẹp, thôn tính sát nhập bon khác, dẫn đến chiến tranh và cảnh binhđao mang tính bi hùng, hấp dẫn.

Trên địa bàn Đắk Nông ngày nay, những ngườinhớ và hát kể sử thi còn rất ít, chỉ ở độ tuổi trên 70, như nghệ nhân ĐiểuK’Lứt, xã Đắk N’drung (Đắk Song). Ông có thể nhớ nhiều tác phẩm và có sức hátkể sử thi ba ngày, ba đêm liên tục. Có tác phẩm do ông hát kể thu đến gần trămbăng casset. Nhưng nay ông đã hơn 80 tuổi, không còn đủ sức để hát kể sử thi.Lớp trẻ bây giờ ít có người hát kể sử thi, vì môi trường diễn xướng đã thayđổi. Ngày xưa, ban ngày làm rẫy, tối cả gia đình ngồi xung quanh bếp lửa, ôngbà hoặc cha mẹ hát kể cho con cháu và cả nhà, cả bon cùng nghe. Cứ thế, hàngđêm hát kể, lớp con cháu tiếp thu và nhớ, hát truyền lại cho lớp sau.

Thời gian qua, ngành Văn hóa đã rất chútrọng đến công tác bảo tồn, phát huy văn hóa Ot Nrông bằng việc mở lớp dạy sửthi, tổ chức thi, liên hoan sử thi và văn hóa dân gian, nhưng cũng không đủđiều kiện tạo ra môi trường bảo tồn và phát triển. Vấn đề cần là có thể đưa sửthi vào tiết dạy văn học trong nhà trường, tổ chức sưu tầm, lưu giữ bằng ấnphẩm, băng đĩa để truyền lại cho thể hệ con cháu mai sau. Tuy nhiên, Nhà nướccũng cần có chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo trợ cho nghệ nhân hát, kể sử thiđể bảo tồn giá trị văn hóa và phục vụ du lịch.

Tô Đình Tuấn