UNESCO đã góp phần bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Văn hóa - Ngày đăng : 08:23, 12/11/2010

Vào cuối năm 2010 này, Dự án “Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tài trợ, kinh phí thực hiện từ năm 2007 sẽ kết thúc...

Vào cuối năm 2010 này, Dự án “Bảo tồnkhông gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học vàVăn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tài trợ, kinh phí thực hiện từ năm 2007 sẽkết thúc. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì dự án đã góp phần tích cựctrong công tác bảo tồn văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh nói chung và khônggian văn hóa cồng chiêng nói riêng. Đáng kể nhất là việc tỉnh đã thành lập đượccác câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng cũng như xây dựng qui chế hoạt động và nhânrộng mô hình này. Các cán bộ ngành văn hóa từ tỉnh tới cơ sở cũng đã có nhiềunỗ lực trong việc phối hợp với các nghệ nhân sưu tầm các bài chiêng cổ, thốngkê số lượng nghệ nhân trên địa bàn và xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ.Ngành văn hóa đã chú trọng vào việc truyền dạy kỹ thuật diễn tấu chiêng cho thếhệ trẻ và nâng cao năng lực diễn tấu cho các CLB. Nhờ những nỗ lực đó mà cácCLB cồng chiêng đã khôi phục và bảo tồn được nhiều bài chiêng cổ của dân tộcmình, nhất là dân tộc M’nông. Đúng theo mục tiêu của dự án, những người điềuhành dự án cũng đã chú trọng việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, hạnchế việc sân khấu hóa. Thời gian qua, một số lễ hội của đồng bào được thực hiệntheo đúng phong tục, tập quán, đơn cử như: lễ cúng thần rừng của đồng bàoM’nông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) hay lễ cúng lúa mới của đồng bàoÊđê ở <_st13a_place w:st="on">Chư Jút… Trong quá trình thực hiện cáclễ hội dân gian này, bà con đã chủ động từ khâu chuẩn bị cho đến việc thựchiện; những người điều hành chỉ đóng góp một phần, chủ yếu là kinh phí, nênthực sự đạt được nhiều hiệu quả.


Lễ cúng thần rừng ở bon Sanar, xã Quảng Sơn (Đắk Glong)

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dựán, giới chuyên môn cũng đã tranh luận nhiều đến việc nên hay không nên khuyếnkhích các nghệ nhân sáng tác các bài nhạc chiêng mới. Ý kiến ủng hộ thì chorằng, việc này cũng hoàn toàn phù hợp theo xu thế của thời đại, không nên chỉdừng lại ở việc chỉ biết lưu giữ những gì cha ông để lại một cách thụ động màcần phải tạo ra những cái mới cho thế hệ sau. Hơn nữa, các sáng tác mới, nhưngkhông làm mất gốc mà được cộng đồng chấp thuận thì những tác phẩm đó vẫn đảmbảo tính dân gian. Còn ý kiến phản đối thì cho rằng, nghệ thuật diễn tấu cồngchiêng của đồng bào đã quá hoàn hảo rồi, không nên phát triển và can thiệp sâuvào vấn đề chuyên môn, không nên sáng tác mới mà chỉ bảo tồn.

Riêng vềphương pháp truyền dạy kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng thì các nhà chuyên mônnhận xét, lâu nay địa phương còn nghiêng về phương pháp hiện đại, chưa chú trọng vào phương pháptruyền thống. Cụ thể, qua thực tế có nhiều nơi khi truyền dạy cồng chiêng cótới 6 nghệ nhân truyền dạy cho 6 người của đội chiêng mới. Như vậy, cả ngườidạy lẫn người học đều không nắm được tổng thể cả bài chiêng, nên dẫn đến hệ quảnếu một người quên thì cả đội không đánh được nữa. Do đó, chỉ cần một người cókiến thức âm nhạc và kinh nghiệm thì có thể truyền dạy cho cả 6 vị trí của độichiêng. Mặt khác, trong quá trình truyền dạy cũng cần chú ý đến tính đa dạngcủa cồng chiêng, bởi riêng dân tộc M’nông đã có tới 7 nhánh và mỗi nhánh đều cómột bản sắc riêng nhất định. Đơn cử như bài chiêng cổ Bep Kon Jun thìđội chiêng bon Yun Yuh (Đắk Mil) diễn tấu khác với đội chiêng bon Pi Nao (ĐắkR’lấp)… nếu việc truyền dạy đồng nhất thì sẽ làm mất đi bản sắc riêng độc đáonày. Trong một lần nói chuyện với những người làm công tác văn hóa tỉnh, Giáosư, Tiến sỹ Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam có ý kiến:“Trong công tác bảo tồn cần tôn trọng tính truyền thống của đồng bào, tránhviệc áp đặt thái quá. Có như vậy, việc bảo tồn và phát huy mới đạt được kết quảđích thực”.

Dự án sẽ kết thúc vào cuối năm nay, và tỉnh Đắk Nôngcó thêm những dự án tương tự hay không thì chưa biết được. Tuy nhiên, với sựquan tâm của tỉnh bằng việc kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Bảo tồn lễ hội,hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ giai đoạn 2010-2015” thìchắc chắn việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Bài, ảnh: Hoàng Thanh