Tuy Đức bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống

Văn hóa - Ngày đăng : 09:28, 24/02/2011

Tuy Đức hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 3 dân tộc bản địa là M’nông, Ê đê, Mạ chiếm 42% dân số. Trong quá trình giao lưu và hội nhập, nhìn chung các dân tộc bản địa đã và đang chịu sự tác động không nhỏ của lối sống hiện đại...

Tuy Đức hiện có 19 dân tộc anh em cùngsinh sống, trong đó có 3 dân tộc bản địa là M’nông,Ê đê, Mạ chiếm 42% dân số. Trong quá trìnhgiao lưu và hội nhập, nhìn chung các dân tộc bản địa đã và đang chịu sự tácđộng không nhỏ của lối sống hiện đại. Những lễ hội như lễ mừng lúa mới, lễ cúngthần rừng, thần nước, lễ ăn trâu kết nghĩa, ăn trâu mừng thọ cha, mẹ, lễ tạ ơn…đang có phần bị mai một và không còn nguyên thủy như trước. Những bộ chiêng quýhàng trăm năm tuổi, được lưu truyền từ đời này sang đời khác cũng bị người dânmang bán. Mặt khác, trước sự xâm nhập mạnh mẽ của nhiều loại hình văn hóa nênđồng bào ít tổ chức các lễ hội truyền thống, dẫn đến không gian diễn tấu cồng chiêngbị thu hẹp.


Các vận độngviên thi môn đẩy gậy tại Ngày hội văn hóa - thể thao huyện Tuy Đức năm 2010. Ảnh:T.B

Trước thực trạng này, được sự hỗ trợ củacác cơ quan chức năng, huyện Tuy Đức đã đẩy mạnh triển khai công tác bảo tồnvăn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Theo đó, để nâng cao nhận thức chocộng đồng và bảo tồn văn hóa cồng chiêng thì huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch thành lập các câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng ở các bon, làngvà tổ chức mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng cho thanh, thiếuniên người dân tộc. Đồng thời, một số lễ hội truyền thống như lễ ăn trâu, lễmừng được mùa, lễ cúng lúa mới… được phục dựng lại. Bên cạnh đó, hàng năm,huyện tổ chức ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc từ cấp xã đến cấp huyệnnhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, các bon làng giao lưu, trao đổi cách bảotồn văn hóa truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã thành lập được 2 CLBcồng chiêng nam và 1 CLB cồng chiêng nữ với một đội văn nghệ dân gian. Trongcác dịp lễ hội, cồng chiêng đã trở lại với đời sống của đồng bào bon làng. Cùngvới việc tuyên truyền, tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng ngay tại bonlàng, thì huyện cũng đã phối hợp với ngành giáo dục từng bước đưa cồng chiêngvào trường học, phổ biến văn hóa cồng chiêng cho học sinh.

Bên cạnh việc bảo tồn không gian văn hóacồng chiêng thì huyện còn mở các lớp dạy dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống. Nhờđó, nghề dệt thổ cẩm dần được khôi phục lại, đồng bào đã tạo ra được những sảnphẩm mang tính hàng hóa, giải quyết việc làm, có thu nhập.

Ông Hoàng Trung Thạch, Trưởng Phòng Vănhóa – Thông tin huyện Tuy Đức cho biết: “Việc bảo tồn và phát huy văn hóatruyền thống là nhằm tạo ra một lớp nghệ nhân trẻ, khôi phục môi trường sinhhoạt văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củađồng bào thiểu số địa phương. Để công tác bảo tồn phát huy được hiệu quả thìtrong thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường bồi dưỡng, đào tạo và nâng caonghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ văn hóa – thông tin, trong đó chú trọngđến cán bộ người dân tộc thiểu số. Đồng thời, cùng với việc tăng cường củng cố,phát triển toàn diện hệ thống thông tin cơ sở, thì cần đẩy mạnh các hình thứcgiao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn”.

Gia Bình