Độc đáo chiêng tre của người Ê đê

Văn hóa - Ngày đăng : 08:18, 13/10/2011

Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, trong quá trình sản xuất, lao động, bằng tài năng của mình, đồng bào Ê đê đã sáng tạo nhiều nhạc cụ bằng tre nứa độc đáo như chiêng tre, brố, đinh năm, đinh tuốc, khèn...

Cũng như cácdân tộc khác ở Tây Nguyên, trong quá trình sản xuất, lao động, bằng tài năngcủa mình, đồng bào Ê đê đã sáng tạo nhiều nhạc cụ bằng tre nứa độc đáo nhưchiêng tre, brố, đinh năm, đinh tuốc, khèn…Trong đó, chiêng tre (Chinh kram) làloại chiêng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.

Chinh kram làmột nhạc cụ truyền thống được chế tác bằng tre và có mặt ở hầu hết các lễ hộicủa cộng đồng. Cấu tạo của một Chinh kram gồm 1 ống tre khô dài khoảng 30cm,đường kính từ 7-9cm; một thanh tre già có độ dài khoảng 40cm, rộng 7cm và mộtcái dùi bằng gỗ có quấn vải. Theo quan niệm của đồng bào Ê đê, thì số lẻ là sốcủa sự may mắn nên mỗi bộ Chinh kram thường có 5, 7, 9 chiếc, hợp lại thành mộtdàn chiêng. Mỗi chiếc Chinh kram có âm sắc, giai điệu khác nhau, nhưng khi tấtcả cùng ngân lên sẽ thành một dàn hợp xướng có âm thanh lay động lòng người.Chính vì thế, chiêng tre cũng có những kích cỡ, âm thanh và có hệ thống như mộtbộ chiêng đồng. Độc đáo hơn là khi đánh, để cho âm thanh phát ra thì nghệ nhânphải kẹp ống tre vào hai đùi, thanh tre già kê trên đùi, tay cầm cái dùi bằnggỗ gõ vào thanh tre cho âm vọng xuống ống tre, tạo ra âm thanh mình muốn. Hầuhết những người đánh chiêng đồng giỏi đều biết đánh và biểu diễn thuần thụcchiêng tre. Ở đây, chiêng tre như một “bệ đỡ” để nâng cao tay nghề cũng nhưnăng lực của các nghệ nhân.

Theo già Y TuaÊ Ban ở buôn Nui, xã Tâm Thắng (Chư Jút) thì việc chế tác ra một bộ Chinh kramkhông hề đơn giản vì bao gồm nhiều công đoạn. Để làm được bộ Chinh kram hay thìnghệ nhân phải vào rừng sâu chọn những cây tre có lóng vừa phải, không già quávà cũng không non quá, đem về phơi khô rồi cắt theo kích thước cần thiết. Việckhó nhất khi chế tác Chinh kram là giai đoạn thẩm âm. Mỗi cặp Chinh kram (thanhtre và ống tre) tương đương với một chiếc chiêng đồng. Do mỗi Chinh kram có mộtâm thanh và giai điệu khác nhau nên nghệ nhân chế tác phải là người có đôi taithật thính, đôi tay thật khéo léo để gọt đẽo thanh tre, ống tre và nhất là đểphát hiện sự pha âm, lệch âm. Cũng như chiêng đồng, do thời gian sử dụng và sựthay đổi của thời tiết nên âm thanh của chiêng tre cũng bị thay đổi và “lạcgiọng”. Vì vậy, Chinh kram cũng cần được “tân trang”, chỉnh sửa như chiêngđồng. Khi chỉnh Chinh kram, nghệ nhân dùng các vật dụng như cưa, dao sắc…để gọtbớt miệng ống tre, làm cho âm thanh cao hoặc thấp tùy theo âm thanh của dànchiêng. Còn già làng Y Khía Kbông ở buôn Nui cũng cho biết, xưa kia, khi chưacó chiêng đồng, đồng bào đã biết chế tạo ra Chinh kram để phục vụ đời sống vănhóa tinh thần. Do đó, Chinh kram gắn liền với đời sống đồng bào từ khi sinh racho đến khi trưởng thành. Chinh kram còn là niềm tự hào dân tộc vì nó là sảnphẩm độc đáo do chính đồng bào làm ra chứ không phải mua từ các nơi khác nhưchiêng đồng. Hơn nữa, tiếng Chinh kram không đơn thuần là tiếng nhạc, giúp giảitrí sau những ngày lao động mệt nhọc mà nó còn là một ngôn ngữ kỳ diệu, kết nốitâm hồn con người với thế giới tâm linh.

Mỹ Hằng