Phim tài liệu “Huyền thoại tàu không số”: Ca ngợi chiến công thầm lặng của những người mở đường Hồ Chí Minh trên biển
Văn hóa - Ngày đăng : 09:06, 13/10/2011
Để góp phần khắc họa một phần chiến côngcủa toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,trước đây, Điện ảnh Quân đội và Viện Phim Việt Nam từng phối hợp thực hiện 4tập phim tài liệu nhựa “Đường mòn trên biển Đông”; nhưng vì nhiều lý do nênchưa thể sử dụng hết những tư liệu về đề tài những con tàu không số chở vũ khítừ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì vậy, thiết thực kỷ niệm50 năm ngày thành lập Đoàn 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay),đơn vị đã táo bạo mở một con đường vận tải trên biển để đẩy nhanh tốc độ vàhiệu quả số lượng vũ khí chi viện cho chiến trường Nam Bộ; cùng với việc hoànthành và xuất bản tác phẩm ký, nhà văn Đình Kính (viết kịch bản) đã cùng đoànlàm phim hoàn thành 10 tập phim cùng tên “Huyền thoại tàu không số”. Bộ phimđược bấm máy từ năm 2008. Vì chất liệu phim là video và điều kiện thực hiệnthuận lợi nên bộ phim có nhiều tư liệu quý; trong đó phải kể đến những thướcphim tư liệu do chính quân đội Mỹ quay trước đây. Nội dung trong phim được kểqua những câu chuyện của 100 nhân chứng, những người lính trực tiếp trên nhữngcon tàu không số. Đại tá Nguyễn Văn Bạch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.Hồ Chí Minh – một người lính trên tàu không số năm xưa đã cho biết: “Nhữngngười vượt biển đầu tiên ra miền Bắc là những chiến sĩ cảm tử. Thuyền họ rakhơi phải cải trang thành những chiếc thuyền của ngư dân đánh bắt cá. Phươngtiện đi biển của họ cũng không có gì ngoài chiếc la bàn nhỏ. Và cũng chính họsau đó trở thành những thủy thủ đầu tiên đi trên những con tàu ấy, vận tải vũkhí vào chi viện cho chiến trường miền Nam suốt 15 năm”.
Di tích lịch sử Quốc gia - Tàu không số Vũng Rô |
Nói là những con tàu không số nhưng thựcchất đó là những con tàu có số, có điều, qua những vùng biển khác nhau các contàu lại được đổi số nhằm mục đích bí mật. Từ năm 1961 đến 1975, với tên gọi“Đoàn tàu không số,” con đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển 150.000 tấnvũ khí, trang bị và 80.000 lượt cán bộ vượt biển vào Nam chiến đấu. Trong các năm hoạt động,đường Hồ Chí Minh trên biển có gần 2.000 lượt tàu, đi gần 4 triệu hải lý.
Nhà văn Đình Kính chia sẻ: “Khi tôi lấytư liệu viết cuốn sách này, tôi mới thấu hiểu thế nào là nhân dân. Họ hy sinhtự nguyện mà không hề đòi hỏi một lời được ghi nhận, được tôn vinh”. Đạo diễnMinh Chuyên cho biết: “Điều quan trọng nhất mà đoàn làm phim muốn đạt là mô tảhành động anh hùng của những chiến sĩ đoàn tàu không số. Họ ra đi, mỗi mộtchuyến là chấp nhận sự hy sinh, sự cảm tử trên mỗi con tàu. Và đặc biệt là sự hysinh của họ hết sức độc đáo. Khi gặp địch hoặc khi tàu mắc cạn gần khu vực địchhầu hết phải hủy tàu, để giữ bí mật cho con đường trên biển. Do vậy các chiếnsĩ đều phải cảm tử. Đó là những câu chuyện rất xúc động nhưng để tái hiện lạicông việc hết sức khó khăn”. Phát biểu cảm xúc về cuốn sách cũng như bộ phim,nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói: “Cái vĩ đại đường lối chiến tranh cáchmạng của dân tộc ta thể hiện đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là bài học lịchsử quan trọng. Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích có một không hai tronglịch sử chống ngoại xâm của dân tộc”.
Từ ngày 3-10, vào lúc 21 giờ 30 phút cáctối thứ hai, thứ ba và thứ năm, kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam chiếu bộphim “Huyền thoại tàu không số”. Đây là bộ phim giàu ý nghĩa. Bộ phim không chỉôn lại lịch sử, làm rõ những điều lịch sử chưa viết mà còn tri ân tới những anhhùng liệt sĩ vô danh. Những người lính mà nấm mồ của họ là biển cả Tổ quốc. Mặtkhác, bộ phim cũng tô thắm thêm truyền thống đánh giặc giữ nước của quân dân ViệtNam,tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ sau phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
(TheoĐại đoàn kết)