Duy Thoan, người đam mê đàn bầu

Văn hóa - Ngày đăng : 08:54, 24/11/2011

Giữa cuộc sống sôi động, ở một điểm dân cư thuộc phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) thỉnh thoảng vẫn vang lên âm thanh tiếng đàn bầu. Chủ nhân của tiếng đàn này là anh Nguyễn Duy Thoan...

Giữa cuộcsống sôi động, ở một điểm dân cư thuộc phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) thỉnhthoảng vẫn vang lên âm thanh tiếng đàn bầu. Chủ nhân của tiếng đàn này là anhNguyễn Duy Thoan. Mỗi khi ngồi bên cây đàn, anh thường độc diễn hàng giờ liềnvà khi đótrông anh như một người kháchẳn, dường như mọi lo toan của đời thường đã được trút bỏ. Những bài dân ca 3miền, âm thanh thiết tha của bài “Miền Nam nhớ Bác”, ngọt ngào bài ru con Nambộ, hay nỗi nhớ nhung của bài “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh”… đượcanh diễn tấu bằng cây đàn bầu làm lay động cả lòng người.



Duy Thoan lúc thả hồn bên cây đàn bầu


Anh Thoancho biết: “Tôi rất yêu nhạc dân tộc, nhất là tiếng đàn bầu. Hồi nhỏ khi được bốmẹ dẫn đi xem văn nghệ ở sân đình của làng, tôi đã bị tiếng đàn bầu mê hoặc. Tôilân la làm quen với chú nhạc công và thường theo đoàn mỗi khi về biểu diễn ởcác làng bên cạnh. Thấy tôi mê đàn bầu, chú nhạc công trong đoàn đã cho tôimượn, mỗi khi rảnh rỗi thì chỉ cho cách đánh. Biết sơ sơ rồi tôi về nhà tự làmmột chiếc đàn, với dây là bằng một sợi phanh xe đạp và “bầu” đàn là chiếc ốngbơ sữa”. Có đàn, cậu bé Duy Thoan ngày ấy lúc nào cũng “ôm” đàn có khi quên cảviệc trông em, nhiều lần bị bố mẹ quở trách. Khi đã trở thành một thanh niên,đi bộ đội, ngày nhập ngũ, trong hành trang của mình, anh còn đem theo cây đànbầu. Vào đơn vị, tiếng đàn bầu của anh lính Duy Thoan đã trở thành “món ăn tinhthần” không thể thiếu của đồng đội sau giờ thao trường mệt nhọc hay những lúcsinh hoạt tập thể. Với tình yêuđàn bầu,Duy Thoan dự định sau khi xuất ngũ sẽ học và thi vào một trường âm nhạc nào đó,nhưng vì hoàn cảnh gia đình, mong ước đó đã không thành. Là lao động chínhtrong gia đình, anh phải gánh vác mọi công việc nặng nhọc để đỡ đần bố mẹ, nuôiđàn em nhỏ. Bận rộn với công việc, nhưng hễ rảnh rỗi là anh lại ôm đàn trút hếtnỗi lòng của mình vào những nốt nhạc biến hóa kỳ ảo của cây đàn bầu. Anh vốnquê ở Thái Bình, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nhất là những làn điệuchèo. Bên sân đình, trong những đêm trăng sáng, tiếng đàn bầu của anh cũng đãlàm mềm lòng biết bao cô gái và một người trong số đó đã trở thành người bạnđời sau này.

Năm 2004, vào Đắk Nông lập nghiệp, bộn bềvới cuộc sống và lo toan cho các con đi học, khiến cho tiếng đàn bầu của anhcũng thưa vắng. Thế nhưng, một dịp tình cờ đã thổi bùng tình yêu âm nhạc tronganh. Trong một lần khách hàng đến cửa hàng kinh doanh của anh, thấy cây đàn bầuđể đó, hỏi chuyện, biết anh say mê với đàn bầu, vị khách nọ đã mời anh tham giacâu lạc bộ đàn hát dân ca của các cụ cao tuổi. Không đắn đo, anh đã vui vẻ nhậnlời và kể từ năm 2006, anh đã tham gia vào câu lạc bộ đàn, hát dân ca phườngNghĩa Tân (Gia Nghĩa). Tiếng lành đồn xa, từ ngày có… tên tuổi, anh đã được mờivà luôn nhiệt tình tham gia các buổi biểu diễn phục vụ công chúng, giao lưugiữa các câu lạc bộ hay đệm nhạc cho các buổi ngâm thơ… Ông Trần Văn Bang,thành viên Câu lạc bộ đàn, hát dân ca phường Nghĩa Tân cho biết: “Nguyễn DuyThoan là thành viên rất nhiệt tình tham gia các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.Thoan có năng khiếu và tính chịu khó, là thành viên không thể thiếu của câu lạcbộ”.

Ngoài âm nhạc thì Duy Thoan còn là hộiviên chi hội nhiếp ảnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, có nhiều tấm ảnh đẹp,giá trị về vùng đất và con người Đắk Nông. Vừa qua, tác phẩm “Người Nhện” củaanh đã được Ban giám khảo cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc chọn để triển lãmtại Thủ đô Hà Nội. Nói về mình, anh rất kiệm lời, song chúng tôi biết anh rấtcó tình yêu đối với vùng đất Đắk Nông. Riêng về âm nhạc, anh thổ lộ: “Mình đangcố gắng chuyển thể một số bài dân ca M’nông cho thể loại đàn bầu”.

Bài,ảnh: Hoàng Thanh