Những nữ nghệ nhân say mê văn hóa dân tộc

Văn hóa - Ngày đăng : 09:08, 01/12/2011

Ở bon N’jiêng xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có nhiều phụ nữ đam mê biểu diễn cồng chiêng, nhưng đam mê nhất chính là chị H’Jang...

Ở bon N’jiêng xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cónhiều phụ nữ đam mê biểu diễn cồng chiêng, nhưng đam mê nhất chính là chịH’Jang. Chị H’Jang cho biết: “Trước đây, mình không biết đánh chiêng đâu, trongcác lễ hội của bon làng, thấy cha và mọi người đánh chiêng mình thích lắm nênkhi chính quyền các cấp tổ chức dạy cồng chiêng, mình đăng kí tham gia liền”.Nhớ lại buổi đầu đi học đánh chiêng, do chưa quen nên chị đánh sưng cả tay, đếnnỗi phải quấn khăn ở ngoài cho bớt đau rồi đánh tiếp. Qua nhiều tháng như vậy,cứ sáng đi làm, tối lại về tập trung ở già làng để học mà cũng chỉ mới thuộcvài điệu chiêng. Không nản chí, chị còn vận động tập hợp nhiều chị em trong bonhọc đánh cồng chiêng. Khi đã thành thạo, chị cùng một số chị em trong bon mangchiêng đến từng nhà đánh thử cho mọi người nghe. Chị chia sẻ: “Mình sẽ tiếp tụchọc đánh chiêng để giữ cái bản sắc của dân tộc và có thể tham gia đánh chiêng ởnhững lễ hội lớn như cha và mọi người…”.



Chị H’Đă thi dệt thổ cẩm tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Nôngnăm 2011. Ảnh: Mỹ Hằng


Chị H’Đă ở buôn Nui, xã Tâm Thắng (ChưJút) lại là người ngày ngày miệt mài bên khung cửi để dệt nên những tấm áo, tấmváy, tấm khố…Được biết, ngay từ khi còn bé, chị đã được bà và mẹ truyền dạy chocách dệt thổ cẩm. Chỉ cần học 6 tháng là chị đã có thể dệt được những tấm váyđể mặc. Tuy nhiên, để trở thành một nghệ nhân dệt thổ cẩm giỏi, tay nghề cao,dệt ra nhiều sản phẩm đẹp và có chất lượng thì có khi phải hết cả đời người,phải có lòng yêu nghề và dồn tất cả tâm huyết của mình vào đó mới mong đạtđược”. Theo chị H’Đă thì để dệt xong một cái chăn phải mất khoảng 20 ngày, mộtcái váy mất khoảng 10 ngày, chiếc áo 5 ngày, cái túi xách 2 ngày. Chỉ với mộtkhung dệt đơn giản, những cuộn len, sợi chỉ, dưới đôi tay điêu luyện của chị đãtrở thành những tấm thổ cẩm đẹp mắt. Những nét hoa văn trang trí ở đường viềnchân váy, cổ áo, tay áo…có dạng hình răng con sóc, hạt hoa mướp, hoa văn raudớn, cối giã gạo…kết nối vào nhau. Bên cạnh việc đan dệt những tấm thổ cẩm mangđặc trưng của dân tộc, chị H’Đă còn sáng tạo, cách tân những sản phẩm từ thổcẩm như váy, túi xách phù hợp với xu thế đổi mới nhưng không mất đi nét đẹptruyền thống của người Ê đê. Những sản phẩm của chị dệt ra thường bán cho kháchdu lịch, đồng bào trên địa bàn. Chị H’Đă cho biết thêm: “Dệt thổ cẩm đẹp cũnglà cách đánh giá tính nết của thiếu nữ trước khi lập gia đình. Qua những tấmthổ cẩm người ta đoán biết người phụ nữ làm ra nó có bàn tay khéo léo hay vụngvề, có tâm hồn phóng khoáng hay u mê…Dệt thổ cẩm không chỉ mang lại thu nhập màcòn là cách bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình”. Chính vìlẽ đó nên hàng ngày dù có bận rộn lên nương rẫy, nhưng đêm đến, khi mọi việcxong xuôi chị lại cần mẫn ngồi bên khung cửi.



Nữ nghệ nhânsay sưa với cây đàn mboăt. Ảnh: Y K’răk


Còn chị H’Nghiêm ở bon Ja Rah, xã Nâm Nung (Krông Nô) quan niệm,những câu dân ca của đồng bào M’nông luôn làtình yêu, là ước vọng cần được bảo tồn và phát triển. Khi đời sống vậtchất càng dồi dào thì nhu cầu đời sống tinh thần càng đòi hỏi ngày một cao. Nếubiết bắt nhịp và phát huy thì sẽ góp phần lấn át những luồng văn hóa độc hại,làm cho môi trường ý thức luôn lành mạnh. Với niềm say mê, chị H’ Nghiêm đãđứng ra vận động thành lập một lớp học gồm các cháu, các em nhỏ ở mọi lứa tuổivà tập cho họ những bài hát quen thuộc. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của chị,nhiều bạn trẻ trong bon đã tìm đến để học dân ca. Đến nay, chị đã thành lậpđược một đội dân ca của bon. Vì thế, mỗi khi bon làng hay địa phương có lễ hộigì thì đội dân ca do chị đứng đầu lại có mặt và mang đến cho bà con nghe nhữnglàn điệu dân ca mượt mà của dân tộc.

Có thể thấy, mỗi người một niềm đam mê, nhưng dù ởlĩnh vực nào thì những nghệ nhân nữ đã và đang góp một phần công sức, tâm huyếtkhông nhỏ của mình vào công tác bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc trưng của dântộc mình.

Gia Bình