Krông Nô giúp đồng bào bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
Văn hóa - Ngày đăng : 09:08, 05/07/2012
Theo Phòng Văn hóa- Thông tin huyện KrôngNô thì trên địa bàn huyệnhiện có 5355hộ, với 25.571 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhiều năm trước đây,do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên đồng bào ít quan tâm đến việc bảo tồn, pháthuy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, dẫn đến tình trạng “nhạt dần” các giá trịvăn hóa truyền thống. Một số bon làng không còn người biết đánh cồng chiêng hayhát dân ca; nhiều gia đình không còn giữ được trang phục truyền thống; các dụngcụ và nhạc cụ truyền thống cũng mất dần.
Mời rượu-một nghi thức mang đậm bản sắc vănhóa truyền thống của đồng bào M’nông |
Trước thực trạng trên, những năm gần đây,trong khuôn khổ thực hiện đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạccụ các dân tộc thiểu số tại chỗ”, nhiều lớp học đánh cồng chiêng, hát dân ca,đan lát, chế tác nhạc cụ truyền thống cho lớp trẻ đã được huyện tổ chức ngaytại các bon làng. Nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm trong tỉnh đã được mời về tậncác bon làng để truyền dạy các kỹ năng, kỹ thuật đánh chiêng, hát dân ca chongười dân trong bon xem, nghe.
Huyện cũng thường xuyên tổ chức các lớptruyền dạy chuyên sâu để duy trì và nâng cao năng lực cho những người có năngkhiếu, biết cách tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Tại các ngày hội vănhóa, lễ hội truyền thống, các địa phương cũng thường tổ chức các phần thi như:đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, đánh chiêng, hát dân ca, đan lát, ẩmthực... nhằm tuyên truyền việc giữ gìn bản sắc văn hóa đến các tầng lớp nhân dântrên địa bàn.
Qua đó, ngày càng có nhiều người dân tíchcực tập luyện để rèn luyện sức khỏe cũng như có dịp trổ tài trong các hội thithể thao, văn hóa do địa phương tổ chức. Một số câu lạc bộ cồng chiêng, hát dânca, dân vũ ở các bon làng được thành lập, duy trì hoạt động thường xuyên đã trởthành nơi sinh hoạt văn hóa hết sức thiết thực, ý nghĩa của đồng bào. Nhờ vậy,tiếng cồng chiêng, lời ca, điệu múa dân gian có dịp ngân vang, lan tỏa trongcộng đồng, góp phần làm cho đời sống đồng bào thêm phần phong phú, gắn bó hơnvới quê hương, bon làng.
Đội cồng chiêng bon Buôn Choáh, xã Buôn Choáh (Krông Nô) còn giữ đượcnhiều bài chiêng truyền thống của dân tộc M’nông |
Theo ông Nguyễn Quang Châu, Trưởng PhòngVăn hóa-Thông tin huyện Krông Nô thì xã hội ngày càng phát triển, nên việc đanxen, du nhập lối sống, văn hóa các dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số trênđịa bàn là điều dễ hiểu, làm thay đổi không ít cách ăn, mặc, sinh hoạt hàngngày.
Tuy nhiên, một điều đáng mừng là một sốgia đình đồng bào vẫn còn giữ lại được những vật dụng, nhạc cụ, nghi lễ mangđậm bản sắc văn hóa truyền thống. Mặc dù nhỏ lẻ, nhưng đây là cơ sở quan trọngđể đồng bào quan tâm đến việc bảo tồn, khôi phục các bản sắc văn hóa của dântộc mình. Cũng trên cơ sở đó, thông qua các ngàyhội văn hóa, các hội diễn, hội thi, huyện cũng lồng ghép việc bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống để đồng bào ngày càng có ý thức hơn, khắcphục dần tình trạng mai một các giá trị truyền thống.
Thế nhưng, thực tế cũng cho thấy, việcbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểusố trên địa bàn cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, huyện cũng đang tiếptục đẩy mạnh việc thực hiện đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạccụ các dân tộc thiểu số tại chỗ” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.Điều quan trọng nhất là để đề án ngày càng phát huy hiệu quả trong đời sốngđồng bào thì rất cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như chính ýthức của mỗi người dân.
Bài, ảnh:Đức Hùng