Nhân Kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7): Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, người viết nhiều ca khúc hay về đề tài thương binh, liệt sĩ

Văn hóa - Ngày đăng : 10:10, 26/07/2012

Trong sự nghiệp cứu nước và giữ nước của dân tộc, nhiều người con trung hiếu ngã xuống để lại lòng biết ơn vô hạn cho mọi người. Cả nước đã khóc họ. Giới văn nghệ sĩ càng dễ xúc động, bằng rất nhiều tác phẩm của mình đã tôn vinh ghi ơn những anh hùng liệt sĩ ấy...

Trong sự nghiệp cứu nước và giữ nước của dân tộc,nhiều người con trung hiếu ngã xuống để lại lòng biết ơn vô hạn cho mọi người.Cả nước đã khóc họ. Giới văn nghệ sĩ càng dễ xúc động, bằng rất nhiều tác phẩmcủa mình đã tôn vinh ghi ơn những anh hùng liệt sĩ ấy.



Chươngtrình “Trường Sơn hội tụ” tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩQuốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị. Ảnh:Tư liệu


Một trong những người dành nhiều tâm huyết, có nhiềubài hát hay về đề tài này là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Ông có tới hàng chục bàiđều rất quen biết: “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Bài ca Ngô Mây”, “Noi gương Lý TựTrọng”, “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương”, “Nguyễn Văn Trỗi anh còn sốngmãi”, “Anh thương binh về làng”, “Người thầy giáo thương binh”.

Trao đổi về chuyện nghề, duyên nợ với đề tài, ông chobiết: “Tôi sáng tác nhạc từ năm 16 tuổi. Ca khúc đầu của tôi là bài “Ca ngợiđời sống mới” viết sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Ròng rã trên 50 nămcầm bút, nay tổng kết lại, không sao nhớ rõ mình đã viết ra bao nhiêu bài hát.

Còn nguyên cớ ra đời những bài hát về anh hùng liệtsĩ ư? Mỗi bài có một hoàn cảnh riêng, nhưng tựu trung là: sự thôi thúc tự nhiêncủa trái tim, của nỗi xúc động thực sự, của lòng biết ơn sâu sắc trong tôi đốivới những người đã ngã xuống cho sự phồn vinh của Tổ quốc.

Dân tộc Việt Nam ta giàu truyền thống ân nghĩa,sống luôn tôn trọng sự thủy chung. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn đề cao đạo lýđó, nên mới có ngày thương binh liệt sĩ, mới có nhiều chính sách cụ thể để đềnơn đáp nghĩa những người có công với Cách mạng, với Tổ quốc.

Tuy nhiên đây đó, lúc này lúc khác người ta do bậnmải nhiều việc mà trở nên vô tâm xao nhãng trách nhiệm nghĩa vụ. Tôi thấy cầnphải hâm nóng cái tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy. Thế là những bài hát đã rađời, bên cạnh nhiều đề tài khác, tôi vẫn hứng thú viết về đề tài này”.


Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tạiNghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Ảnh: Y Krăk


Kể về việc viết bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, ông chobiết: “Chị Sáu hy sinh từ thời kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, vì nhiều lýdo nên sau gần 10 năm mà vẫn chưa có nhạc sĩ nào có ca khúc về người liệt sĩanh hùng này. Đến năm 1957 là thời điểm đất nước gặp nhiều khó khăn trong sựnghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Ban Tuyên huấn Trung ương ra chỉ thị cầntập trung tuyên tuyền củng cố niềm tin cho toàn Đảng, toàn dân. Chủ trương củaBan lúc này là cần nêu những tấm gương cụ thể tránh hô hào chung chung. Lúc nàytôi đọc được một cuốn sách nhỏ của nhà văn Phùng Quán viết về Võ Thị Sáu. Đọcxong tôi rất xúc động, rất đỗi cảm phục tấm gương hy sinh anh dũng của một côgái mới 16 tuổi. Hình tượng những bông hoa lê ki ma ở vùng quê đất đỏ của côgái do Phùng Quán sáng tạo nên đã gợi ý chủ đề âm nhạc cho tôi. Và tôi bắt đầubài hát bằng hình tượng ấy”.

Còn về ca khúc viết về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn ViếtXuân, ông cho biết: “Trường hợp viết về Nguyễn Viết Xuân cũng rất đặc biệt. Anhlà người mở đầu phương án tác chiến: Nhằm thẳng (trực diện) vào đầu máy bayđịch để bắn thay vì trước đó chúng ta vẫn bắn bằng cách đón thân. Cách bắn củaNguyễn Viết Xuân đòi hỏi phải hết sức dũng cảm thông minh, tính toán chuẩn xácnhưng hiệu quả lại rất cao. Cả nước ta ngày ấy hẳn ai cũng nhớ câu nói giản dịmà bất hủ của người khẩu đội trưởng ấy: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Anh đã hôvang để ra lệnh cả khẩu đội xiết cò. Ngay sau khi trận đánh này kết thúc, tôiđã có mặt và chứng kiến một dư âm của trận thắng lớn. Và thế là “Nguyễn ViếtXuân cả nước yêu thương” ra đời”.

Cũng nói về đề tàinày, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cho biết thêm: “Viết về những người anh hùng liệtsĩ đã khuất là chủ ý riêng của tôi, bởi hai lý do. Thứ nhất những người đãkhuất về nghĩa đen họ đã kết thúc nhưng tôi lại muốn họ không có cái tận cùng.Đời người là hữu hạn nhưng với các Anh hùng liệt sĩ là vô hạn. Có khi thời giancàng trôi đi lâu, công đức ân nghĩa của họ càng lớn, càng phát huy ảnh hưởngđến hậu thế. Thứ hai, người đang sống làm sao biết diễn biến cuộc đời họ thếnào. Hôm nay họ sáng chói nhưng ngày mai họ không còn là họ nữa thì sao. Mà bàihát viết may ra có đời sống, công chúng thuộc mất rồi. Đối với người đang sống,tôi không viết về một con người cụ thể nào. Ví như hai bài viết về thương binh:“Anh thương binh về làng”, “Người thầy giáo thương binh” người nghe rất xúcđộng. Những người chân chính nói chung, thương binh liệt sĩ nói riêng, cuộcsống luôn mở ra chứ không khép lại, mặc dù liệt sĩ tức là đã qua đời…”.

(Theo Thônca/Tinmới.vn)