Cầu truyền hình Thủ đô Hà Nội-Trường Sa

Văn hóa - Ngày đăng : 11:38, 08/06/2013

Tối 7/6, Cầu truyền hình “Biển đảo của chúng ta” do Truyền hình Việt Nam, Công ty cổ phần VNG phối hợp tổ chức đã xóa nhòa không gian, nối liền Hà Nội với Trường Sa...

Tối 7/6, Cầu truyền hình “Biển đảocủa chúng ta” do Truyền hình Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam, Công ty cổ phần VNG phối hợptổ chức đã xóa nhòa không gian, nối liền Hà Nội với Trường Sa.


Hệ thống pin Mặt Trời phục vụ côngtác và sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN)

Đây là chương trình cầu truyền hìnhđầu tiên từ đất liền với đảo Trường Sa lớn, với sự tham dự của các kháchmời từ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân cùng đông đảo cán bộ,nhân dân nơi vùng biển tiền tiêu của Tổ quốc.


Tâm điểm của chương trình là buổi giao lưu, giới thiệu những tấm gương, địa phươngđiển hình trong khai thác, giữ gìn biển đảo. Chương trình kết hợp nhiều hìnhthức: giao lưu, văn nghệ, phóng sự, clip hình ảnh, biểu diễn nghệ thuật đươngđại. Sự góp mặt của sinh viên các trường đại học tạo nên không khí sôi động vànhiều cảm hứng cho khán giả hai điểm cầu.


Khán giả của chương trình còn được gặp gỡ, chia sẻ những tâm tư, tình cảm cùng nhànghiên cứu Phạm Hoàng Quân, người đã 15 năm chuyên tâm nghiên cứu chủ quyền ViệtNam trên Biển Đông thông qua cổ sử của Trung Quốc; phó giáo sư-tiến sỹ Chu Hồi,chuyên gia về đại dương học Việt Nam; phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Ngọc Nam, ngườiđược mệnh danh là “ông nhà giàn” - Chủ nhiệm công trình nhà giàn DK1 được Nhànước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; ông Trần Quân Bảo, người lưu giữ nhữngtư liệu về gia đình ông khi ở Hoàng Sa năm 1939-1940 và sẵn sàng cung cấp choNhà nước để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.


Khán giả hai điểm cầu còn được làm quen với những nhân vật bám biển, các chiếnsỹ đã cống hiến tuổi trẻ của mình gìn giữ đảo Trường Sa qua những câu chuyệncảm động và những cuộc gặp gỡ bất ngờ.


Nguồn TTXVN