Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII
Văn hóa - Ngày đăng : 07:12, 22/06/2013
Tối 21/6, Lễ trao Giải báo chí quốcgia lần thứ VII-năm 2012 và kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam diễnra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Có 117 tác phẩm báo chí được traogiải gồm: 5 giải A, 28 giải B, 45 giải C và 39 giải Khuyến khích.
>>Danhsách tác giả đoạt giải Báo chí Quốc gia lần thứ XII
Dự Lễ trao Giải Báochí quốc gia lần thứ VII có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng;đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, TrưởngBan Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo một sốBộ, ngành Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủyviên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trungương chúc mừng các tác giải đoạt giải A. |
Phát biểu khai mạc Lễ traogiải, Nhà báo Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo ViệtNam cho biết, tiếp theo 6 mùa giải, Giải báo chí quốc gia nămnay được trao cho các tác phẩm báo chí sáng tác năm 2012, có thểkhẳng định đã thành công tốt đẹp, đã chọn được 5 tác phẩm, cụm tác phẩm xuấtsắc nhất trong số 1.450 tác phẩm thuộc các thể loại báo in, báo nói, báo hình,báo điện tử gửi dự thi, để trao giải A. Hơn 100 tác phẩm được trao giải B, giảiC và Khuyến khích.
Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII cósố lượng tác phẩm-tác giả và đơn vị báo tham gia nhiều nhất từ trước đếnnay, từ 59 trong 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố cùng nhiều Liên Chi hội, Chihội trực thuộc và nhiều cơ quan báo chí Trung ương tham dự. Giải năm nay cóthêm Giải Báo điện tử cho phù hợp với tình hình phát triển công nghệ báo chíhiện nay. Số tác phẩm của cộng tác viên, tác phẩm ảnh báo chí cũng cao nhất sovới các năm trước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã biểu dương và chúc mừng những thành tích, những kết quả đạtđược có ý nghĩa rất quan trọng của đội ngũ những người làm báo trong cả nước;chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu mộtsố nội dung, định hướng nhiệm vụ đối với báo chí trong thời gian tới.
Báo chí cần tiếp tục tuyên truyền cóhiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết của các Hội nghịTrung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị. Đổi mới công tác tuyên truyền và nângcao hiệu quả việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tuyên truyền cổ vũ, động viên mọingười dân và doanh nghiệp trong cả nước thực hiện có kết quả các Nghị quyết củaQuốc hội và các chính sách, pháp luật, giải pháp chỉ đạo, điều hành củaChính phủ.
Tuyên truyền, nhân rộng các phongtrào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, những gươngngười tốt, việc tốt; quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước và con người ViệtNam; tăng cường hữu nghị và hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển với các nước.
Báo chí cần thực hiện tốt hơn nữa,chính xác hơn nữa việc phát hiện và phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng,lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùitình trạng suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Báo chí của chúngta phải luôn là một lực lượng nòng cốt, quan trọng trong đấu tranh phản bác cácquan điểm, các thông tin sai trái, vu khống, xuyên tạc tình hình của đất nước;cũng như những thông tin gây phân tâm, làm phức tạp tình hình và không có lợicho đất nước.
Các cấp uỷ Đảng và chính quyền cáccấp, các Bộ ban ngành và các cơ quan Trung ương phải thường xuyên quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí...; thực hiệnnghiêm túc quy định về phát ngôn, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời chobáo chí; xử lý đúng pháp luật các việc làm sai trái trong hoạt động báo chí.
Những người làm báo phải luôn tudưỡng, rèn luyện để không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhạy tiếp cậnvới thông tin mới, công nghệ làm báo mới mà còn phải có phẩm chất tốt đẹp, bảnlĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin và đưathông tin. Mọi thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng củanhà báo cách mạng Việt Nam, tất cả vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyềnlợi chính đáng của người dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xãhội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tiếp tục tổ chức thật tốt Giảibáo chí quốc gia. Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa, thu hút ngày càng nhiều nhữngtác phẩm báo chí xuất sắc; có hình thức tôn vinh và động viên khen thưởng kịpthời, xứng đáng đối với những nhà báo trong sáng, kiên định, dũng cảm, sángtạo, có những tác phẩm tốt cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện.
Nhà báo Thuận Hữu nhấnmạnh, Giải Báo chí quốc gia đã thu hút được nhiều tác phẩm báo chí xuấtsắc, phản ánh khách quan, bao quát các sự kiện, sinh hoạt chính trị, kinh tế-xãhội lớn của đất nước trong năm 2012. Trong bối cảnh đời sống kinh tế-xã hộitrong nước cũng như trên thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tháchthức, các tác phẩm báo chí đã phản ánh kịp thời, sinh động và đa dạng những nỗlực của các tầng lớp nhân dân, của cả hệ thống chính trị thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành của Chínhphủ...
Nhiều tác giả đã đi sâu giới thiệunhững cách làm hay, nhân tố mới, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiếntrên mọi mặt đời sống xã hội, vừa mang tính thời sự vừa có ý nghĩa nhân văn caocả.
Bên cạnh đó, với trách nhiệmxã hội của báo chí, nhiều tác phẩm đã đi sâu đấu tranhchống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch, cáchoạt động sai trái chống phá đất nước, đấu tranh mạnh mẽ bằng ngônluận trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, an ninh biên giới và quốc phòng,...Đặc biệt, nhiều tác phẩm đoạt Giải báo chí quốc gia cũng là những tác phẩmcó chất lượng cao, được trao giải về việc thực hiện chủ đề “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.
Nguồn Chinhphu.vn