Hội nông dân huyện Đắk Glong: Giúp hội viên xóa đói, giảm nghèo

04/06/2010 15:49

Trong những năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Đắk Glong luôn được các cấp hội, hội viên nông dân duy trì và hưởng ứng mạnh mẽ...

Trong những năm qua, phong trào nông dânsản xuất kinh doanh giỏi và xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện ĐắkGlongluôn được các cấp hội, hội viênnông dân duy trì và hưởng ứng mạnh mẽ. Trong đó, việc tăng cường công táckhuyến nông, khuyến ngư, phối hợp với ngành khuyến nông, các nhà máy, doanhnghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn về khoahọc kỹ thuật; đầu tư phân bón, cây con giống có năng suất và chất lượng cao đãgiúp cho nhiều hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoátnghèo.

Năm 2004, gia đình ông Phạm Văn Quyết từHải Dương đến định cư tại thôn 3, xã Đắk Ha để lập nghiệp. Những năm đầu đặtchân trên vùng đất mới, gia đình ông đã gặp không ít những khó khăn, thiếuthốn. Nhưng bằng nghị lực và sự hỗ trợ của Hội nông dân và chính quyền, giađình ông đã vượt qua mọi cản lực để ổn định cuộc sống. Ông Phạm Văn Quyết chobiết: “Từ nguồn vốn vay ủy thác của Hội nông dân, vợ chồng tôi đã đầu tư muatrên 1 ha đất để trồng cà phê, hồ tiêu… Sau một thời gian kiên trì lao động,đời sống kinh tế của gia đình tôi đã dần ổn định và có cơ hội để mở rộng sảnxuất, kinh doanh”. Theo ông Quyết thì trong sản xuất nông nghiệp luôn phải tìmhướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình. Với ông, phương châm phát triểnkinh tế hộ hiệu quả nhất là “lấy ngắn nuôi dài”, đó là trồng cây ngắn ngày như:ngô lai, đậu đỗ các loại để nuôi cây công nhiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc cảithiện đời sống hàng ngày… Đến nay, gia đình ông đã có 7,5 ha đất canh tác,trong đó có 4 ha cà phê, 1 ha hồ tiêu, 2 ha điều và 5 sào ao nuôi cá. Hàng nămgia đình ông thu được khoảng 500 triêu đồng, trừ mọi khoản chi phí, lợi nhuậncòn lại gần 300 triệu đồng. Ngoài sản xuất nông nghiệp, ông Quyết còn linh độngký hợp đồng với các công ty ở Bình Phước mua phân bón về đầu tư cho bà con theohình thức trả trước 50%. Đối với những gia đình khó khăn, ông đầu tư toàn bộ,cuối mùa thanh toán một lần. Đây là hình thức kinh doanh vừa mang lại lợi nhuậncho gia đình, vừa giải quyết việc làm, tạo điều kiện phát triển sản xuất cho bàcon thôn, xóm. Còn ông Đàm Văn Minh ở thôn 3 B, xã Quảng Sơn cũng đã vươn lênthoát nghèo bằng một hướng đi khá hiệu quả, đó là tập trung phát triển mô hìnhkinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) khép kín. Năm 2003, từ nguồn vốn vay 10 triệuđồng cộng với số tiền ít ỏi dành dụm được, ông đã mua 1 con bò cái, múc được2.000 maocá, mua 800 cây cà phê giống, nuôi hơn 60 con gà thả vườn, đầu tư phân bón, làm2 sào lúa nước… Nhờ luôn kiên trì tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt quasách báo, dự các lớp tập huấn của Hội nông dân tổ chức, ông đã biết áp dụngkhoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Từ cơ sở vật chất khiêm tốn banđầu, đến nay, kết quả từ lao động sản xuất, gia đình ông hàng năm trừ mọi chiphí còn thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Ông Minh cho biết: “Thu nhập của giađình tôi mấy năm vừa qua luôn ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Với kết quảmà tôi đạt được, đó là, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của gia đình, cũng phải kể đếnviệc tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp hội đã giúp đỡvề chính sách vay vốn, giới thiệu tham gia đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoahọc kỹ thuật… Nhờ đó, gia đình thuận lợi hơn trong sản xuất và vươn lên thoátnghèo”.

Theo Hội Nông dân huyện thì để thực hiệntốt chương trình xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, Hội đã bám sátcác nghị quyết của các cấp ủy, chính quyền, thực hiện hiệu quả chương trìnhphối hợp giữa các ban, ngành trong huyện. Cụ thể, trong 5 năm qua, Hội đã phốihợp với Ngân hàng Chính sách xã hội về chương trình ủy thác vốn vay và đã giảingân được trên 27 tỷ đồng cho hơn 1.696 lượt người vay để đầu tư sản xuất vàxây dựng các công trình nước sạch... Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với Trạmkhuyến nông và các nhà máy phân bón tổ chức được 64 lớp tập huấn, hội thảo cho2.237 lượt người tham gia; đầu tư 2 dự án nuôi bò sinh sản tại xã Đắk Som vàQuảng Sơn cho 32 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với số tiền trên 71 triệu đồng;chuyển giao mô hình nuôi gà thả vườn cho 4 hộ tại xã Quảng Khê, với tổng kinhphí trên 100 triệu đồng.

Theo ông K’Tiêng, Chủ tịch Hội Nông dânhuyện thì bên cạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thì phong tràonông dân giúp nhau xóa đói, giảm nghèo cũng được các cơ sở hội và hội viên nôngdân thực hiện hiệu quả. Trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người nhưthể thương thân”, bằng các hình thức như: cho vay vốn, vật tư, hướng dẫn khoahọc kỹ thuật… các hội viên đã tự nguyện giúp nhau thoát nghèo cho 231 hộ. Đồngthời, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện cũng đã huy động được trên 38 triệu đồng đểgiải quyết khó khăn cho các hội viên nông dân nghèo có thêm vốn đầu tư sảnxuất. Có thể nói, thông qua các phong trào, việc làm cụ thể, Hội nông dân huyênĐắk Glong đã từng bước xây dựng cơ sở hội vững chắc, tạo được nhiều phong tràoquần chúng sâu rộng để định hướng, giúp nông dân địa phương khắc phục khó khăn,vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội nông dân huyện Đắk Glong: Giúp hội viên xóa đói, giảm nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO