Đẩy mạnh cải cách thể chế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

13/09/2010 10:56

Theo Ban Quản lý các chương trình cải cách hành chính tỉnh, từ năm 2005 đến 30-5-2010, UBND tỉnh đã ban hành 433 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước...

Theo Ban Quản lý các chương trình cải cách hành chính tỉnh,từ năm2005 đến 30-5-2010, UBND tỉnh đã ban hành 433 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Trong đó, nhiều thể chế về kinh tế và tổchức hoạt động của hệ thống hành chính có tầm quan trọng trong chiến lược xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như các văn bản về xây dựng quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; chínhsách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch; quy hoạch khukinh tế cửa khẩu; phân cấp vốn đầu tư phát triển cho cơ sở; quy trình thẩm địnhvà phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành; phân cấp ủy quyền về quản lýđầu tư xây dựng; phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ công chức; cácthể chế về cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách; cơ chế thực hiện môhình “một cửa”, “một cửa” liên thông… Nhìn chung, các văn bản sau khi được banhành đã phát huy được vai trò quản lý nhà nước có tính thực tiễn cao. Việc kiểmtra, thẩm định các văn bản QPPL được thực hiện đúng quy trình nên chất lượngngày càng được nâng lên, nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật vàthực tiễn của địa phương.


Một lớp tập huấn Chương trình cải cách hành chínhcho đội ngũ cán bộ tỉnh

Bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng banhành các văn bản QPPL, thời gian qua, toàn tỉnh cũng đã rà soát được hơn 1.500văn bản QPPL. Qua công tác rà soát, tỉnh đã công bố 156 văn bản hết hiệu lựcthi hành, 12 văn bản cần sửa đổi, bổ sung. Hầu hết, quy trình ban hành, ràsoát, kiểm tra văn bản thường xuyên được các cấp, ngành cải tiến, chất lượngngày càng nâng lên. Tỉnh cũng xác định cải cách thủ tục hành chính là mấu chốtquan trọng để tạo nên sự đột phá trong Chương trình cải cách hành chính tổngthể, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếpcận với dịch vụ hành chính công. Để thực hiện có hiệu quả, hàng năm, UBND tỉnhđều có văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện việc rà soát, cập nhậtnhững quy định mới để hệ thống lại, sửa đổi quy trình, thời gian giải quyết thủtục hành chính của từng ngành, từng cấp phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đặcbiệt, với việc thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về “Đơn giản hóa thủ tục hànhchính”, toàn tỉnh đã thống kê được 1.486 thủ tục hành chính đang áp dụng. Saukhi rà soát, phân loại, đã có 54,58% thủ tục được kiến nghị đơn giản, vượt chỉtiêu so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ giao là 24,58%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chínhnói chung, cải cách thể chế nói riêng thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạnchế nhất định. Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong xây dựng, ban hành vănbản QPPL vẫn còn diễn ra ở một số đơn vị. Việc tham mưu, cụ thể hóa các văn bảncủa Trung ương ở các sở, ngành còn hạn chế, chưa chủ động. Đặc biệt là công tácdự đoán, dự báo còn yếu, thiếu chính xác nên một số văn bản dự kiến trongchương trình không thực hiện được do vướng mắc các cơ chế của pháp luật. Thậmchí, một số văn bản trước khi ban hành chưa được nghiên cứu, lấy ý kiến đónggóp nên khi áp dụng vào thực tiễn chưa phát huy được hiệu quả hoặc mới chỉ đápứng các yêu cầu quản lý kinh tế- xã hội trước mắt, chưa thật sự tạo ra nhữngđột phá trên tinh thần cải cách hành chính… Đây cũng chính là những vấn đề cầnđược các cấp, ngành chú trọng khắc phục nhằm tạo tiền đề để phục vụ tốt hơn chosự phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Đức Diệu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh cải cách thể chế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO